Con đường nào (tranh Lê Văn Tấn)
sơn dầu 40x50, 03.2017
Khoảng đầu tháng 8, khi
tập thơ Mẹ Hiền tôi gởi tặng đã đến tay Lê Nguyễn, cũng là lúc tôi nhận được
E-mail của anh. Ngoài những lời cám ơn và thăm hỏi thân tình, anh còn mời vợ
chồng tôi ghé chơi bất cứ lúc nào thuận tiện. Bởi vậy nhân dịp giữa tháng 10.2018
tôi có mặt ở Wien nên đã đến thăm anh như đã hứa.
Hôm đó Lê Nguyễn ra đầu
ngõ đón tôi và Lê Tuấn. Tuy không nhớ căn nhà nào trong khu vực có nhiều lối
vào vì đã hai mươi lăm năm không gặp lại nhau, nhưng tôi vẫn nhận ra anh. Dù có
đổi thay đôi chút nhưng so với tuổi tác thì trông anh vẫn còn trẻ.
Thuở ấy tôi và Lê Nguyễn
xấp xỉ bốn mươi, tôi tuy ở xa nhưng thỉnh thoảng về Wien sinh hoạt Phật sự nên
đã có nhiều dịp gặp nhau khi anh phụ trách tờ Nội san Hoa Sen giúp anh Lê Văn
Ty, là Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Áo. Vào năm 1995 khi anh Ty rời Ban
Chấp Hành Hội cũng là lúc anh không có nhiều thời gian nên tôi đã thay anh để
làm tiếp tờ Hoa Sen cho đến khi đình bản vào năm 2003.
Với báo Hoa Sen, anh làm
hết mọi chuyện từ vẽ tranh bìa, minh họa cho đến góp thơ văn, trình bày và in
ấn. Trong thời gian này anh Lê Văn Ty và tôi có đến thăm một lần nhưng không
nhớ là hồi đó Lê Nguyễn đã vẽ tranh treo tường chưa, giờ thì nhiều màu sắc hơn
khi chủ nhà đưa tôi đi một vòng từ phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn... nơi nào
cũng có sách, tranh và hoa. Ngoài tranh của chồng, có lẽ ở phòng khách còn chỗ
nên Hoàng Thanh phu nhân trong một chuyến về thăm quê nhà đã mua hai bức tranh
nữa cho đủ bộ sưu tập.
Tranh của Lê Nguyễn gồm
hai nội dung: Chân dung và Chủ đề. Về tranh chủ đề có chừng 50 tác phẩm đủ sắc
màu mang lại sự tươi mát cho không gian sáng tác của anh qua nhiều đề tài nhưng
nổi bật hơn cả là ‘sông nước đồng quê' và nhất là tranh ‘thiếu nữ', luôn thu
hút người thưởng lãm cho dù khó tính đến đâu cũng không thể quay đi vì chỉ một
nụ cười của ‘người đẹp trong tranh’ nhưng nói lên được rất nhiều điều. Tôi rất
thích “hương xuân” là bức tranh thiếu nữ đầu tiên tôi được xem. Sau đó là “hoa
tím”, “nguyện cầu”…để thấy sự già dặn và khéo léo khi tác giả lột tả được chủ
đề. Và mới nhất trong tuần này với “thu vàng”, người xem sẽ ngây ngất như đang
ở Huế ‘nhìn những mùa thu đi' trong tiếc nuối nhưng vẫn còn mãi với thời gian.
Theo tôi đây là một phân khúc rất thành công của họa sĩ Lê Văn Tấn.
Với tranh chân dung có
khoảng 40 tác phẩm dành cho gia đình từ ông bà, bố mẹ cho đến vợ con và một vài
nhân vật có tiếng tăm, đồng nghiệp và bạn bè xa gần đó đây. Ngoài số bạn bè ấy,
trong lần viếng thăm này tôi thật vui và cảm động khi bất ngờ được Lê Nguyễn tặng bức
chân dung ‘Mạ’, là tác phẩm mới nhất của anh được hoàn tất trong tháng 9, phỏng
theo tấm hình ‘Mạ tôi’ trong bài “Hai Người Mẹ” trên Blog cuối tháng 8.2018 vừa
qua. Nét đẹp của bức tranh không những là hình ảnh của ‘Mạ’ ngoài đời hay trong
tranh chỉ là một, mà tác giả còn dùng màu tím như để tôn vinh sự trang nhã của
người phụ nữ trong màu áo tím, là sắc màu mà mỗi khi nhắc đến ai cũng nghĩ đến Huế.
Mạ (tranh Lê Văn Tấn)
màu dầu, 30x40, 09.2018
Nhắc đến gia đình thì
giữa chúng tôi cũng có điểm giống nhau khi chỉ mới mấy tuần gần đây thôi vào
giữa tháng 10, khi tôi trở lại Áo thì mẹ tôi vẫn chưa được bình phục, y như
trường hợp của Lê Nguyễn vào cuối tháng 11.2016 khi nhận được tin báo từ Việt
Nam mẹ bị đau nặng có lẽ sẽ qua đời. Vợ chồng anh và hai con khẩn cấp bay về
Việt Nam nên đã có một thời gian ở bệnh viện để chăm sóc mẹ nhưng rồi cũng phải
trở về Áo. Không lâu sau đó, đến tháng 1.2017 nhận được tin mẹ qua đời thì gia
đình anh không thể về được nữa, mọi việc hậu sự đều được hai người em lo lắng.
Với mẹ tôi cũng vậy, nay như ngọn đèn trước gió và không ai tránh khỏi tuổi già
nay yếu mai đau.
Không ngờ lần gặp lại Lê
Nguyễn cũng là lúc hai chúng tôi đã về hưu vì sanh cùng năm nhưng khác quê
quán. Lê Nguyễn gốc ở Mỏ Cày, Bến Tre, sống với bà nội từ khi chào đời cho đến
tuổi đi học mới theo ba má lên Sài Gòn, cựu học sinh trường Hồ Ngọc Cẩn. Vào
Mùa hè đỏ lửa xong chứng chỉ Dự bị Khoa học, mới thập thò trước ngưỡng cửa Y
khoa thì bị động viên vào quân đội, khóa 4/72 Thủ Đức. Sau tháng 4.1975 vượt đường
biển đến Thái Lan, định cư ở Áo tháng 6.75. Anh tốt nghiệp Tiến sĩ Hóa Học vào tháng
3.1987, đây cũng là năm tôi đi vượt biên ở Cần Thơ vào mùa hè, đến Áo tháng
12.1988. Hai năm sau đó, khi chúng tôi quen nhau qua tờ Hoa Sen với nhiều ấn
bản khoảng từ trước năm 1990, thì đến nay tôi vẫn còn nhớ mỗi số đều có tranh
bìa và minh họa rất đẹp được ký tên Lê Nguyễn, thì chắc chắn một điều, không
phải tự nhiên mà anh vẽ được như thế tính đến nay đã gần ba mươi năm. Thắc mắc
này đã được anh giải đáp:
"Tôi có khiếu chút đỉnh về hội họa và rất mê vẽ. Người thầy vẽ đầu tiên là người thầy năm học lớp Nhất (lớp 5 sau này) ở trường tiểu học Hùng Vương Chợ Lớn. Khi vào trung học Hồ Ngọc Cẩn, cũng như mọi trường trung học khác, trường tôi có một người thầy họa sĩ dạy vẽ từ lớp 6 tới lớp 9. Qua Áo, tôi có mua một số sách để học thêm về kỹ thuật, dạo sau này thì vào internet học lóm của các họa sĩ. Bây giờ về hưu rảnh rỗi quá nhiều nên giết thời giờ bằng sở thích của mình thì không còn gì bằng. Lại được bà vợ luôn khuyến khích, tìm dùm đề tài, nhưng bả cũng chính là người chê nhiều nhất. Lâu lâu được hai đứa con nhờ bố vẽ cho vài bức treo chơi (làm bố khoái tỉ luôn). Mấy ngày nay mũi nở hơi lớn vì được thêm anh thích tranh".
"Tôi có khiếu chút đỉnh về hội họa và rất mê vẽ. Người thầy vẽ đầu tiên là người thầy năm học lớp Nhất (lớp 5 sau này) ở trường tiểu học Hùng Vương Chợ Lớn. Khi vào trung học Hồ Ngọc Cẩn, cũng như mọi trường trung học khác, trường tôi có một người thầy họa sĩ dạy vẽ từ lớp 6 tới lớp 9. Qua Áo, tôi có mua một số sách để học thêm về kỹ thuật, dạo sau này thì vào internet học lóm của các họa sĩ. Bây giờ về hưu rảnh rỗi quá nhiều nên giết thời giờ bằng sở thích của mình thì không còn gì bằng. Lại được bà vợ luôn khuyến khích, tìm dùm đề tài, nhưng bả cũng chính là người chê nhiều nhất. Lâu lâu được hai đứa con nhờ bố vẽ cho vài bức treo chơi (làm bố khoái tỉ luôn). Mấy ngày nay mũi nở hơi lớn vì được thêm anh thích tranh".
Thật
vậy, tôi rất thích tranh Lê Nguyễn. Mỗi tác phẩm của anh là mỗi góc kỷ niệm,
của quê hương ruộng vườn, sông nước hiền hòa nên rất gần gũi, thân thiện và lôi
cuốn người xem.
Đa
tạ Lê Nguyễn với bức chân dung ‘Mạ' cùng nhiều cảm xúc và ấm áp, như không gian
đã được thu ngắn khoảng cách để mỗi ngày được nhìn thấy người Mẹ yêu quý trong
tâm niệm bình an.
NGUYỄN SĨ LONG
Salzburg,
08.11.2018
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen